Tôn sóng

Tôn sóng

Tôn sóng

Tôn sóng thường được sử dụng để làm mái và bao che cho các công trình xây dựng để tránh khỏi các tác động từ tự nhiên như nắng, mưa… Làm mái tôn và thưng tôn tường là một giải pháp tiết kiệm chi phí bởi thời gian thi công nhanh và nguyên liệu đơn giản. Ưu điểm của mái tôn - Thời gian sử dụng: nếu được lắp đặt đúng, một mái tôn sẽ...
Liên hệ

Tôn sóng thường được sử dụng để làm mái và bao che cho các công trình xây dựng để tránh khỏi các tác động từ tự nhiên như nắng, mưa… Làm mái tôn và thưng tôn tường là một giải pháp tiết kiệm chi phí bởi thời gian thi công nhanh và nguyên liệu đơn giản.

Ưu điểm của mái tôn

- Thời gian sử dụng: nếu được lắp đặt đúng, một mái tôn sẽ có tuổi thọ cao đến trên 10 năm tùy theo chất lượng của mái tôn mà bạn lựa chọn sử dụng. Mái tôn có khả năng chống cháy, chống côn trùng, nấm mốc.

- Trọng lượng: Mái tôn thường có trọng lượng nhẹ, chỉ bằng khoảng 1/10 so với các loại ngói.

- Lắp đặt nhanh chóng và dễ dàng: Vì có trọng lượng nhẹ và cấu tạo khá đơn giản nên tiết kiệm được rất nhiều trong việc xây dựng kết cấu thép và các cấu trúc hỗ trợ khác.

- Dễ dàng thoát nước và không bị ngấm nước: do chúng có bề mặt trơn cứng nên mái tôn sẽ không bị ngấm nước và còn thoát nước rất nhanh chóng.

- Đặc biệt là sự cải thiện về khả năng cách nhiệt và tỏa nhiệt.

Nhược điểm của mái tôn

- Tiếng ồn: đây chính là nhược điểm lớn nhất của loại vật liệu này. Đặc biệt là sử dụng ở Việt Nam – nơi có lượng mưa lớn, những cơn mưa lớn trút xuống mái tôn gây ra tiếng ồn rất lớn, ảnh hưởng đến sinh hoạt của gia đình, đặc biệt là trong thời gian nghỉ ngơi. Tuy nhiên, bạn cũng đừng lo lắng quá vì vấn đề này vì nó cũng có thể được khắc phục bằng việc sử dụng thêm các vật liệu cách âm như bông thủy tinh Glasswool, bông khoáng Rockwool.

- Dễ bị móp: Khi gặp điều kiện thời tiết xấu như xuất hiện mưa đá to, hạt lớn, tôn có thể dễ bị móp khi đá rơi vào và gây tiếng ồn lớn.

- Có thể bị tốc mái đối với những vùng có thiên tai: Thiên tai cụ thể như gió to, mưa bão, lốc… có thể khiến mái tôn bị tốc nhưng chủ yếu thường xuất hiện ở khu vực mái che sân, hiên và hiện tượng thời tiết này cũng không thường xuyên xuất hiện.

Có một số loại tôn chính thường được sử dụng:

1.Tôn mát

Tôn mát còn có nhiều tên gọi khác như tôn cách nhiệt, tôn xốp cách nhiệt hay tôn PU. Chúng được cấu tạo từ 3 lớp: lớp tôn – lớp PU chống cháy – lớp màng PP/PVC hay một lớp giấy bạc. Ngoài ra, chúng cũng có thể được cấu thành từ 3 lớp, trong đó gồm 2 lớp tôn: tôn – xốp – tôn mang đến độ bền rất cao.

  • Lớp tôn bề mặt được phủ tráng một lớp Polyester tạo được độ bóng và bảo vệ màu sắc
  • Lớp PU (Polyurethane) với mật độ cao tạo sợi bền vững giúp tăng hiệu quả cách âm, cách nhiệt tốt.
  • Lớp giấy bạc hoặc lụa PVC làm giảm thiểu khả năng cháy, tạo thẩm mỹ cho lớp trần phía dưới mái nhà.

Tác dụng: Chống nóng, làm mát công trình hiệu quả nhờ khả năng phản xạ các tia nắng chói chang từ mặt trời rất tốt. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý nên lựa chọn sản phẩm chất lượng, chống cháy, nếu không Tôn mát sẽ là nguy cơ tiềm ẩn khả năng xảy ra cháy nhà do lớp xốp ở giữa tấm tôn rất dễ bén lửa, một khi tôn xốp cách nhiệt mà cháy thì rất khó dập được lửa vì lửa cháy ở phía trong lớp tôn.

2. Tôn lạnh

Tôn lạnh là thép cán nguội được mạ thêm hợp kim nhôm kẽm (galvalume – GL) với thành phần 55% nhôm Al, 43,5% kẽm Zn và 1,5% Silicon Si.

Tôn lạnh màu hay tôn lạnh mạ màu là những tôn lạnh được phủ sơn, có thể được sơn hai mặt giống nhau tạo nên tính thẩm mỹ cao, với màu sắc đa dạng, phong phú, có độ bền vượt trội nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng.

Ưu điểm: Có khả năng chống ăn mòn, chống cháy, kháng nhiệt, phản xạ nhiệt tốt và thường có độ bên cao gấp 4 lần tôn kẽm.

3. Tôn cán sóng

Tôn cán sóng là loại tôn mạ kẽm và được phủ sơn nhằm tạo tính thẩm mỹ cho công trình.

Các loại tôn cán sóng thông dụng như: tôn 5 sóng, tôn 9 sóng, 11 sóng, 13 sóng… tôn sóng tròn, tôn cliplock, tôn sóng vuông, tôn seamlock…

Trên thị trường Việt Nam hiện nay có nhiều nhà sản xuất và cung cấp các sản phẩm tôn này vì vậy giá tôn cán sóng cũng như chủng loại sản phẩm có nhiều loại kích cỡ và giá thành khác nhau.

4. Tôn nhựa

Đây là loại tôn trong suốt, có tác dụng lấy ánh sáng cho công trình được xây dựng. Tôn nhựa thường có khả năng chịu nhiệt độ cao. Loại tôn này được sử dụng tương đối nhiều trong các công trình cần ánh sáng như xí nghiệp, xưởng sản xuất…

5. Tôn chống ồn

Hiện nay, tôn chống ồn được sử dụng rộng rãi hơn các sản phẩm gạch ngói bởi sự gọn nhẹ, dễ dàng lắp đặt và giảm chi phí cho công trình. Ngoài độ bền tốt thì chúng còn có khả năng cách âm, đem lại sự bình yên cho ngôi nhà của bạn.

6. Tôn mạ kẽm

Tôn kẽm hay có tên gọi khác là tôn mạ kẽm, tôn kẽm mạ màu là vật liệu được làm từ tấm thép mạ với hợp kim kẽm, có thành phần 100% từ kẽm. Chúng còn được gọi là tôn thường.

Tính chất: vì chúng chỉ được phủ một lớp sơn rẻ tiền nên dễ dàng bị oxy hóa, không nên sử dụng chúng lâu dài.

7. Tôn lợp giả ngói

Tôn lợp giả ngói hay tôn sóng ngói là một loại tôn có kích thước, kiểu dáng, màu sắc trông rất giống ngói nhưng lại khác ngói hoàn toàn về cấu tạo cũng như khối lượng. Loại tôn này thường được sử dụng để lợp mái cho các biệt thự, nhà phố hoặc các mái nhà có độ dốc lớn.

Tác dụng: làm giảm tải trọng lên khung sườn của mái, cột và móng so với mái sử dụng gạch ngói thông thường.